Giáo dục toán học giúp hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học.
Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng PP tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập, có thể góp phần phát triển toàn diện NL và PC của HS tiểu học, cô giáo Đào Bạch Kim đã vận dụng một cách linh hoạt, đa dạng các hình thức tổ chức với các phương pháp dạy học tích cực trong bài “Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ) giúp các em tự lĩnh hội kiến thức. Cô đã chuyển quá trình thuyết giảng thành quá trình tổ chức hoạt động học cho HS(cá nhân, cặp, nhóm, cả lớp), ngoài việc giúp HS hình thành và phát triển NL tư duy, năng lực tính toán thì HS cũng có thể phát triển một số NLPC như tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề.