PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG MÔN TIẾNG VIỆT VÀ CÔNG NGHỆ LỚP 3
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 theo chương trình GDPT 2018 được thiết kế theo mô hình tích hợp, lấy hệ thống chủ đề - chủ điểm làm chỗ dựa để xây dựng hệ thống bài học, nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học, đồng thời bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sống cho học sinh. Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng PP tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập, có thể góp phần phát triển toàn diện NL và PC của HS tiểu học, cô giáo Đào Bạch Kim đã vận dụng một cách linh hoạt, đa dạng các hình thức tổ chức với các phương pháp dạy học tích cực trong bài “Bài 12: Luyện tập: Mở rộng vốn từ về nhà trường. Câu hỏi” giúp các em tự lĩnh hội kiến thức. Cô đã chuyển quá trình thuyết giảng thành quá trình tổ chức hoạt động học cho HS(cá nhân, cặp, nhóm, cả lớp), ngoài việc giúp HS mở rộng thêm vốn từ của mình và nắm được tác dụng cũng như cách nhận biết câu hỏi, đặt câu hỏi thì HS cũng có thể phát triển một số NLPC như tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề.
Trong CT GDPT 2018, Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản, và là môn học lựa chọn cho những học sinh có thiên hướng nghề nghiệp về kĩ thuật và công nghệ trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Cùng với toán học, khoa học tự nhiên và tin học, công nghệ thúc đẩy giáo dục STEM, một lĩnh vực giáo dục đang rất được quan tâm triển khai trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong nhiều nội dung đổi mới, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh được coi là vấn đề cốt lõi giúp hiện thực hóa tư tưởng phát triển phẩm chất và năng lực trong dạy học môn công nghệ. Trong quá trình tổ chức dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Huyền đã vận dụng linh hoạt các phương pháp, các kỹ thuật dạy học nhằm kích hoạt khả năng tham gia vào quá trình học tập của học sinh trong bài học “ Bài 3: Sử dụng quạt điện ( tiết 1)”