Cô Đào Bạch Kim sinh ra và lớn lên tại huyện Gia Lâm, tỉnh Hà Nội. Cô tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội năm 1991 và nhận công tác tại trường Tiểu học Phú Thi, huyện Gia Lâm, tỉnh Hà Nội với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, say mê với nghề dạy trẻ, không ngại khó khăn. Trong quá trình giảng dạy, cô luôn truyền đạt những kiến thức đã được học ở giảng đường cho các em học sinh bằng cả tấm lòng, trái tim, hết mực yêu thương quan tâm học trò. Cô luôn luôn quan tâm những học sinh học gặp khó khăn trong học tập, tìm biện pháp phù hợp để giảng dạy và giúp đỡ, động viên học sinh, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, động viên học sinh tích cực học tập. Với sự nỗ lực trong giảng dạy, nhiều năm liền cô luôn hoàn thành xuất sắc trong giảng dạy và được Ban giám hiệu nhà trường phân công là Tổ trưởng tổ 3 của Trường Tiểu học Phú Thị. Nhiều năm cô đạt Giáo viên dạy giỏi cấp Huyện và Sáng kiến kinh nghiệm cấp Huyện. Cô đã dạy dỗ rất nhiều học sinh đạt học sinh giỏi, có học sinh đạt giải Nhì toàn quốc trong cuộc thi An toàn giao thông. Với kinh nghiệm của bản thân và lòng nhiệt huyết với nghề, cô đã nhiệt tình hướng dẫn các giáo viên trẻ trong khối về chuyên môn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho họ. Cô còn thường xuyên vận dụng các phương pháp mới linh hoạt mang lại hiệu quả cao trong các giờ dạy như: phương pháp Bàn tay nặn bột; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và được nhà trường đánh giá cao. Cô tận tình hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ để đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cô không chỉ là Tổ trưởng chuyên môn khối 3 của trường Tiểu học Phú Thị mà còn là Chủ tịch Công đoàn của trường, được Công đoàn ngành công nhận là Chủ tịch Công đoàn giỏi. Ngoài thường xuyên đổi mới chuyên môn, cô còn chăm lo chu đáo cho đời sống tình thần của các giáo viên trong trường. Những năm qua công đoàn trường Tiểu học Phú Thị luôn thực hiện đúng, đủ mọi chế độ, chính sách đối với đoàn viên công đoàn, do vậy cán bộ giáo viên, người lao động luôn yên tâm công tác, tự giác chấp hành nội quy, kỷ luật lao động, chính sách pháp luật của nhà nước ở cơ quan và nơi cư trú. Công đoàn luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên trong các dịp lễ tết, tổ chức thăm hỏi khi đau yếu, hiếu hỷ. Cô luôn chỉ đạo các hoạt động phong trào thể dục thể thao và các hội thi như: giáo viên giỏi, tự làm đồ dùng dạy học, thi văn nghệ, thi cắm hoa, thi An toàn vệ sinh lao động do Liên đoàn phát động; động viên các đoàn viên công đoàn tham gia tốt các hoạt động, viết đủ các bài dự thi,… Với đặc thù đơn vị có nhiều cán bộ, nhân viên nữ mà việc dạy các em học sinh chiếm khá nhiều thời gian, nên việc triển khai các hoạt động công đoàn cũng gặp những khó khăn nhất định. Một số chị em vì điều kiện, hoàn cảnh gia đình nên còn e ngại khi tham gia công tác công đoàn. Thấu hiểu được những khó khăn đó, cô thường xuyên dành thời gian quan tâm, chia sẻ, động viên chị em cùng tìm cách tháo gỡ những vướng mắc trong gia đình để yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và tích cực tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao do nhà trường phát động để nâng cao đời sống tinh thần, giảm bớt những căng thẳng, áp lực trong công việc chuyên môn.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cô luôn tham gia các cuộc vận động của ngành, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tham mưu xây dựng chuẩn mực cho chi bộ, đẩy mạnh tuyên truyền học tập và làm theo Bác Hồ, gương mẫu, xây dựng chuẩn mực đạo đức, lối sống, tác phong làm việc, dám nghĩ, dám làm, nâng cao tinh thần đồng chí, đồng nghiệp, gắn các nhiệm vụ của nhà trường với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phối hợp với Ban giám hiệu tổ chức cho cán bộ giáo viên, người lao động đi thực tế mỗi năm 1-2 lần; sử dụng quỹ khuyến học của nhà trường hiệu quả nhằm vinh danh, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn số tiền mỗi năm hàng vài chục triệu đồng. Nhiều năm qua phong trào thi đua "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" đã được công đoàn trường đặc biệt quan tâm phát động, thu hút đông đảo các thầy cô giáo tham gia.
Hằng năm, cô Đào Bạch Kim và Ban Chấp hành Công đoàn trường đều chủ động tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu thực hiện nghiêm túc việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ giáo viên, đồng thời có thêm nhiều chính sách hỗ trợ, quan tâm tới anh chị em giáo viên nữ. Bên cạnh đó, cô cùng với Ban chấp hành Công đoàn duy trì tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" trong nhà trường. Qua đó đã khơi dậy được tinh thần thi đua sôi nổi, động viên chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chăm lo xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Vào dịp kỷ niệm các ngày 8-3, 20-10 hàng năm, cô chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình kỉ niệm ý nghĩa cho chị em giáo viên. Công đoàn trường hỗ trợ kịp thời cán bộ, đoàn viên lúc ốm đau hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống.
Đặc biệt, ngay từ những ngày đầu dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư và diễn biến phức tạp tại Hà Nội, cô đã triển khai nhanh các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch trong giáo viên và nhân viên trong nhà trường như lao động, dọn dẹp quanh trường; phát động cuộc thi Tìm hiểu dịch Covid-19, đặc biệt là yêu cầu các đoàn viên công đoàn bảo đảm tuân thủ quy định "5K"; hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả cũng như tự đánh giá các nguy cơ lây nhiễm để chủ động ngăn ngừa, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với đặc thù nhà trường.
Không chỉ là một Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, một nhà giáo mẫu mực mà cô còn là một tấm gương “Người tốt việc tốt”. Trong năm học 2018- 2019, cô Đào Bạch Kim cùng với Ban giám hiệu nhà trường vận động giáo viên, phụ huynh, học sinh chung tay góp sức quyên góp 10 triệu đồng để ủng hộ 2 học sinh bị ung thư máu trong trường. Việc làm đó của cô rất có ý nghĩa, không những giúp đỡ 2 bạn có hoàn cảnh khó khăn mà còn giáo dục học sinh có tinh thần tương thân tương ái, biết giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Cô là một chủ tịch Công đoàn gương mẫu , luôn đi đầu thực hiện khẩu hiệu của ngành giáo dục "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học - sáng tạo", học tập và làm theo tấm gương của Bác. Khi giao tiếp với cô, tôi cảm nhận được sự gần gũi, giản dị, chứng kiến cách cô trò chuyện với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp mới thấy cái tình cô dành cho mọi người nó chân thành, ấm áp đến thế nào. Đó là cái tâm của cô với nghề, với trò và đồng nghiệp. Cô là thế, luôn là thế, vẫn với cái tâm trong sáng, tận tụy với nghề không thể khác được. Có thể nói cô Đào Bạch Kim là một gương sáng cho đồng chí, đồng nghiệp và học sinh noi theo, một tấm gương “Người tốt việc tốt”, “ Tấm gương tâm huyết, sáng tạo học theo lời Bác”.