1. Tại sao nên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?
1.1 Cá thể hóa hoạt động giảng dạy
Với các công cụ tìm kiếm thông tin như website, sách điện tử, giáo án điện tử,… giáo viên và học sinh có nguồn dữ liệu kiến thức vô cùng phong phú và đa dạng. Người dạy và người học tiến hành tìm kiếm tri thức dựa theo nhu cầu, khả năng của mình.
Tùy vào nhu cầu học sinh, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp thông qua các nguồn tài nguyên số. Việc cá thể hóa hoạt động giảng dạy này góp phần làm tăng khả năng truyền tải kiến thức.
Quá trình dạy và học này sẽ có sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh, giúp giáo viên có những hướng điều chỉnh hợp lý để cải thiện chất lượng dạy học.
1.2 Truy cập tới các nguồn tri thức nhanh chóng
Các nguồn tri thức trên internet rất đa dạng, phong phú, là nơi mà giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm tư liệu giảng dạy và học tập dễ dàng. Các nguồn phải kể đến như: Google Search, Google Books, Scopus, Academie,…
1.3 Tăng tính tương tác, gắn kết với người học
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể thực hiện trong giờ lên lớp hoặc học sinh có thể tự học trực tuyến ngay tại nhà.
Giáo viên có thể sử dụng tích hợp các công cụ đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video,… vào nội dung bài giảng, để tăng sự phong phú, hấp dẫn. Điều này còn giúp kích thích tư duy và tính sáng tạo của học sinh, và tăng mức độ tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Ngoài ra, khi dùng các thiết bị công nghệ như smartphone, laptop, máy tính bảng… để học tại nhà, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin trao đổi kiến thức cùng bạn bè, thầy cô. Điều này giúp thắt chặt mối quan hệ với bạn bè, thầy cô của các em. Đây là tiền đề quan trọng để khơi gợi hứng thú học tập nơi học sinh.
1.4 Tạo điều kiện để người học thích ứng nhanh với công nghệ trong tương lai
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp học sinh tiếp cận với thế giới công nghệ từ rất sớm. Nhờ đó, khơi gợi tình yêu của các em với lĩnh vực này, và là động lực để các em cố gắng chinh phục công nghệ trong tương lai.
1.5 Hỗ trợ giáo viên nâng cao chất lượng bài giảng
Công nghệ thông tin giúp nội dung bài giảng trở nên phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn.
Với phương pháp giáo dục truyền thống, giáo viên chỉ có thể giảng bài thông qua giáo trình, sách vở, phấn trắng và bảng đen, cảm giác rất tẻ nhạt và khó để khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. Công nghệ đã giúp loại bỏ những điều này. Với nhiều phương tiện như hình ảnh, video,… nội dung và chất lượng bài giảng được cải tiến đáng kể.
2.Các sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trực tuyến và trực tiếp.
- Giảng dạy trực tuyến qua phần mềm : Zoom, GG meat, MS Teams, Zalo phòng họp…
- Giảng dạy bằng bài giảng điện tử như : E learning , PP …
- Tra cứu thông tin, tài liệu qua mạng Internet : GG Seach…
- Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử : E books, Mê đọc sách, mọt sách …
- Sử dụng thiết bị điện tử trong dạy học : Máy chiếu, máy soi bài, máy đa vật thể..
- Sử dụng email : Lưu trữ, cập nhật dữ liệu, truyền tải tin ….
3. Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phần mềm MS Teams trong dạy học trực tuyến.
3.1. Mở phòng học như thế nào để học sinh không vào nhầm phòng.
* Về phía giáo viên:
- Vào nhóm lớp, ấn vào mũi tên cạnh chữ “Họp” góc trên bên phải rồi chọn “ Lên lịch cuộc họp.”
- Trong phần lên lịch cuộc họp các đồng chí cần chú ý những điểm sau:
+ Đặt tên mục Tiêu đề thống nhất các ngày học. Ví dụ tất cả các cuộc họp tôi đều lấy tiêu đề là : Lớp 5A – Cô Trà My.
+ Mục : Thêm người dự bắt buộc : Nếu ngày hôm đó các có tiết của GV bộ môn thì các đồng chí chỉ cần thêm tên của GV bộ môn vào phần ô trống.
+ Mục : Thời gian : Chọn đúng khung thời gian dạy trực tuyến.
+ Mục : “ Không lặp lại” ( Cài đặt chế độ lặp lại cuộc họp) : Nhấn vào mũi tên và chọn lặp lại hằng tuần thì các đồng chí chỉ cần cài đặt 1 tuần đầu cho toàn kì học.
+ Cuối cùng các đồng chí ấn “ Gửi” góc trên bên phải màn hình.
* Về phía Học sinh.
- Ấn vào “ Lịch” . Nhìn đúng ngày học và ấn vào đúng tiêu đề lớp học: Lớp 5A – Cô Trà My.
3.2 Làm sao để quan sát hết Học sinh trong suốt quá trình học.
- Ấn vào biểu tượng dấu “ …” trên thanh cụ : Có nhiều chế độ để GV lựa chọn : Tập hợp – Bộ sưu tập lớn – Chế độ cùng nhau = > Chọn Bộ sưu tập lớn hay Chế độ cùng nhau.
3.3 Quản lí HS ra và vào phòng học theo thời gian.
Đầu giờ và khi kết thúc đều xuất được file thời gian tham dự của HS trong phần “Biểu tượng 2 đầu người” trên thanh công cụ - Chọn người dự - Tải.
Để thực hiện các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến được vận dụng thành công, cần sự nỗ lực và phối hợp của nhiều bên liên quan như BGH nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Trong quá trình này, giáo viên cần là những người đi đầu, và làm gương cho các em học sinh. Hy vọng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để đổi mới phương pháp giáo dục sẽ mang đến nhiều kết quả khởi sắc trong tương lai.